Vay tiền online mang lại rất nhiều tiện lợi nhưng cũng mang đến những rủi ro không mong muốn. Nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự sơ hở của những người vay tiền online để trục lợi riêng. Vậy trong trường hợp nếu bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Hãy cùng Damon DaRil Nailer tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Các chiêu trò lừa đảo vay tiền online
Vay tiền online khá an toàn nếu như người vay tỉnh táo và lựa chọn được những đơn vị cho vay uy tín. Nếu không tìm hiểu kỹ thông tin có thể khiến người vay dính phải những bẫy tín dụng và các chiêu trò lừa đảo của những đối tượng xấu. Dưới đây là những cách thức lừa đảo vay tiền online thường gặp:
1. Tự chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng
Chiêu trò lừa đảo này rất hay gặp hiện nay, khi đối tượng lừa đảo nắm được đầy đủ các thông tin của người đi vay. Họ lập tức chuyển một số tiền vào trong tài khoản của người vay và gửi tin nhắn họ đã vay tiền online ở một app hay website nào đó. Nếu người đó lỡ tiêu hết số tiền bọn lừa đảo chuyển vào thì sẽ bị chúng đòi nợ trả lãi hàng tháng. Chúng đe dọa phải trả nếu không sẽ gọi công an hoặc thuê giang hồ đòi nợ. Một số nạn nhân lo sợ đã phải vay mượn để trả tiền cho chúng, họ đã bị bên lừa đảo chiếm đoạt được một số tiền khá lớn.
2. Đăng ký vay nhưng không nhận được tiền
Một cách thức lừa đảo trắng trợn của những đối tượng xấu đó là chúng chào mời người vay bằng các dịch vụ cho vay lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản. Sau khi vay xong, chúng thông báo giải ngân nhưng thực tế khoản vay không hề về tài khoản của khách hàng đi vay.
Dù vậy hệ thống ghi nợ của những đối tượng này vẫn ghi nhận đã giao dịch thành công. Sau một thời gian, chúng sẽ tiến hành đòi nợ những người đã đăng ký vay. Nếu không thể đòi được người đi vay chúng sẽ làm phiền tới người thân, đồng nghiệp bắt buộc khách hàng phải trả nợ dù không nhận được tiền cho vay.
3. Yêu cầu chuyển khoản trước phí bảo hiểm/dịch vụ
Những đối tượng lừa đảo thường núp bóng các app vay tiền online với thủ tục cho vay đơn giản, không cần khai báo quá nhiều thông tin và cũng không cần nộp bất kỳ loại giấy tờ nào. Sau khi người vay đăng ký đầy đủ thông tin, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nộp một khoản phí trước khi giải ngân. Với tâm lý đang cần tiền và số tiền phí phải nộp không đáng bao nhiêu so với số tiền vay nên mọi người thường đồng ý.
Nhưng sau khi nộp người vay không những không được nhận tiền vay mà cũng có thể sẽ không thể liên lạc với bên cho vay. Lúc này người vay mới biết rằng mình đã bị lừa và số tiền đã nộp sẽ không thể lấy lại.
Một số đối tượng lừa đảo khác còn tinh vi hơn khi chúng giải ngân một khoản tiền nhỏ ở lần đầu tiên. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng nộp phí rồi chúng mới bắt đầu thực hiện hành vi lừa đảo.
4. Đăng ký tài khoản vay mà bị rút tiền trộm
Người vay sau khi đăng ký ở một app hay website vay tiền online không uy tín sẽ lập tức bị bán thông tin đăng ký tài khoản tại đó bao gồm cả tài khoản ngân hàng. Lúc này bên lừa đảo sẽ có nhân viên tư vấn gọi đến và yêu cầu cung cấp mã OTP của tài khoản ngân hàng. Cách làm này không mới nhưng cũng khiến nhiều người dính bẫy và chúng đã rút sạch tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
5. Dụ dỗ vay nhiều app liên tiếp
Những đối tượng lừa đảo sẽ tìm cách lấy thông tin của người vay, sau đó giới thiệu các thông tin về các app vay tiền mới với những chương trình ưu đãi, khuyến mãi vô cùng hấp dẫn.
Sau khi đã đăng ký vay tiền thành công khách hàng thường sẽ không nhận được toàn bộ số tiền mà chỉ một phần hoặc đôi khi không được giải ngân. Khi này chúng sẽ gửi một link vay tiền khác để khách hàng tiếp tục vay tiền. Cứ như vậy người đi vay sẽ vướng vào một vòng lặp đi vay và trả nợ đến khi ôm một khoản tiền nợ lớn hơn lúc đầu rất nhiều.
6. Vay phải app có lãi suất “cắt cổ”
Đây là cách thức lừa đảo vay tiền online khá phổ biến hiện nay. Người cho vay sẽ đưa ra mức vay lãi cực kỳ hấp dẫn chỉ từ 10% -15 % với các thủ tục đăng ký đơn giản. Chỉ với những thông tin cơ bản, cung cấp số điện thoại, chụp ảnh CCCD/CMND 2 mặt là đã có thể vay tiền một cách nhanh chóng. Các khoản tiền được giải ngân thường có giá trị không lớn giao động trong khoảng từ 1 đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên đến kỳ thanh toán nợ khách hàng mới hốt hoảng nhận ra khoản lãi phải trả không phải là 10-15%/năm mà nó lên tới 100-200%/năm. Thậm chí một số nơi nếu trả nợ muộn hơn so với kỳ hạn thỏa thuận thì mức tiền lãi có thể lên tới 1000-2000%/năm. Đây là một con số vô cùng khủng khiếp và nó sai với % lãi suất 1 năm khi cho vay trong quy định của nhà nước.
Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?
Trong trường hợp bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Lúc này bạn hãy lập tức làm đơn tố cáo lên các cơ quan có thẩm quyền về hành vi lừa đảo này. Các cơ quan này tiếp nhận hồ sơ và sẽ thu thập chứng cứ và khởi tố theo quy định của pháp luật. Người bị lừa đảo cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thu thập các chứng cứ liên quan đến vấn đề lừa đảo
Chắc chắn các đối tượng lừa đảo vay tiền online sẽ để lại các dấu vết. Lúc này bạn cần thu thập các chứng cứ cũng như dữ liệu đoạn ghi âm, các giao dịch hoặc tin nhắn về hành vi lừa đảo của các đối tượng đó. Trong quá trình tố cáo bạn hãy thu thập nhiều bằng chứng nhất, điều này sẽ giúp cơ quan điều tra dễ dàng kết án hơn.
- Bước 2: Tìm đến các cơ quan chức năng để thực hiện tố cáo
Sau khi đã có đủ bằng chứng chứng minh dấu hiệu phạm tội của những người lừa đảo. Bạn đến cơ quan công an nơi cư trú để làm đơn trình báo, tố giác. Trong đơn phải đi kèm các bằng chứng tố
- Bước 3: Các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ và khởi tố vụ án
Sau khi xem xét đơn và các bằng chứng liên quan nếu phát hiện hành vi tố cáo cơ quan sẽ tiến hành khởi tố vụ án. Ở giai đoạn này các biện pháp sẽ được tiến hành như triệu tập, tạm giam, các biện pháp nghiệp vụ khác,…
- Bước 4: Cơ quan công an điều tra tiến hành xác minh
Các thông tin người bị hại cung cấp sẽ được cơ quan điều tra xác minh và củng cố chứng cứ. Điều này giúp xác định được có hành vi lừa đảo ở đây hay không.
- Bước 5: Cơ quan điều tra tiến hành khởi tố
Khi đã thu thập đầy đủ các chứng cứ chứng minh được hành vi lừa đảo. Cơ quan công an sẽ lập hồ sơ, truy tố về tội lừa đảo online theo đúng quy định của pháp luật.
Một số lưu ý khi vay tiền online qua app
Để tránh gặp phải tình trạng lừa khi vay qua các app vay tiền online bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
- Không nộp bất kỳ các loại phí nào trước ngay cả phí bảo hiểm. Bạn chỉ có trách nhiệm trả phí và các khoản nợ khi đã được giải ngân tiền hoặc đến hạn trả nợ hàng tháng.
- Trong trường hợp khách hàng đi vay nhưng bên vay không giải ngân mà vẫn đòi nợ. Lúc này hãy liên hệ ngay với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin làm rõ số tiền có thực sự chuyển vào tài khoản của mình không.
- Trước khi đưa ra quyết định vay vốn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của đơn vị cho vay trên google hoặc tìm kiếm thông tin đánh giá từ những người vay trước. Tuyệt đối không vay online khi app hay website đó cập nhật quá ít thông tin.
- Tìm hiểu kỹ các thông tin về lãi suất cũng như các mức phí nếu thanh toán nợ muộn hơn so với thời hạn tháng. Hoặc trong tình huống bạn trả nợ trước hạn vay. Nếu được tư vấn qua điện thoại, hãy ghi âm lại để làm bằng chứng trong trường hợp các app vay tiền áp dụng mức phí khác hơn so với thỏa thuận.
- Trước khi ký hợp đồng vay tiền hãy đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Đảm bảo các hợp đồng chuẩn xác, không có sự sai lệch so với thỏa thuận đã thống nhất ban đầu.
- Nên lựa chọn các app vay online đã có danh tiếng và uy tín trên thị trường như F88, Homecredit, Tima,…
- Tuyệt đối tránh vay online những app không yêu cầu giấy tờ, hồ sơ hay chỉ khai báo thông tin. Bởi các app vay tiền này sẽ tiềm ẩn những rủi ro cao về tín dụng hoặc lãi suất cho vay ở đây thường “cắt cổ”.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc vấn đề bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao. Khi có nhu cầu vay tiền online người dân cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến đơn vị cho vay tiền. Đảm bảo tránh xa được tình trạng vay nặng lại cũng như vay tín dụng đen.