Lãi suất chiết khấu là thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với “dân” tài chính ngân hàng. Ngược lại, không phải ai ngoài lĩnh vực cũng biết lãi suất chiết khấu là gì, cách tính và ảnh hưởng của loại lãi suất này đối với nền kinh tế. Tại bài viết dưới đây DaRil sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại lãi suất này, mời bạn cùng theo dõi:
Contents
Lãi suất chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất được Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hay Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho Ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Lãi suất chiết khấu cũng được ký hiệu bằng % như lãi suất thông thường.
Cụ thể là ngân hàng thương mại sẽ phải vay tiền từ Ngân hàng Trung ương khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Khi đó ngân hàng thương mại sẽ tiến hành vay từ Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu tiền mặt của khách hàng.
Ngoài ra, lãi suất chiết khấu còn là công cụ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều tiết lượng cung tiền trên thị trường thông qua việc tăng giảm lãi suất chiết khấu.
Cách tính lãi suất chiết khấu
Có 2 cách để tính lãi suất chiết khấu lần lượt là:
- Cách 1: Tính bằng Chi phí huy động vốn (Funding Cost)
Chi phí huy động vốn (Chi phí gọi vốn) chính là tỷ lệ lợi tức mà người bỏ vốn mong muốn thu lại được từ dự án. Nói một cách khác thì lãi suất chiết khấu chính là chi phí sử dụng vốn (hay chi phí cơ hội của vốn).
Ví dụ: Nếu bạn rút tiền tiết kiệm từ tài khoản ngân hàng với lãi suất 5,5% để đầu tư thì lãi suất chiết khấu sẽ được tính là 5,5%.
- Cách 2: Tính bằng Trung bình trọng số chi phí vốn (WACC – Weighted Average Cost of Capital)
Vay thương mại và kêu gọi cổ đông góp vốn là hai nguồn gọi vốn chính của các doanh nghiệp. Trung bình của hai nguồn vốn này chính là WACC.
WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình |
WACC = re * E/(E + D) + rD(1 – TC) * D/(E + D) |
Trong đó:
- re: Tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
- rD: Lãi suất mong muốn của chủ nợ
- E: Giá thị trường cổ phần của công ty
- D: Giá thị trường nợ của công ty
- TC: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
re = [Div0(1 + g)/P0] = g |
Trong đó:
- P0: Giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- Div0: Cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- g: Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức
Ảnh hưởng của lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tăng giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt của Ngân hàng thương mại. Trong khi đó, đây lại được xem là công cụ đắc lực để điều tiết cung tiền của Ngân hàng Nhà nước.
1. Đối với Ngân hàng thương mại
Căn cứ trên lãi suất chiết khấu, Ngân hàng thương mại sẽ đưa ra quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt.
- Lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường: Ngân hàng thương mại sẽ hạn chế cho vay. Mục đích nhằm tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
- Lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường: Ngân hàng thương mại có xu hướng thoải mái cho vay. Bởi lúc này, đơn vị có thể vay tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất khi đơn vị cho các cá nhân/tổ chức vay.
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước điều tiết cung tiền thông qua việc quy định lãi suất chiết khấu. Cụ thể:
- Khi muốn tăng cung tiền: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất chiết khấu cho các khoản vay tiền mặt của Ngân hàng thương mại. Mục tiêu của hoạt động này là thúc đẩy hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Từ đó, cung tiền trên thị trường tăng.
- Khi muốn giảm cung tiền: Ngân hàng Nhà nước thực hiện tăng lãi suất đối với các khoản vay tiền mặt của Ngân hàng thương mại. Lúc này, các Ngân hàng thương mại sẽ có xu hướng ngại vay từ Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, đơn vị cũng ngại cho các cá nhân/tổ chức vay. Từ đó dẫn đến cung tiền trên thị trường giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu
Về cơ bản, lãi suất chiết khấu sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên trên thực tế, lãi suất chiết khấu còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Điển hình như:
1. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là sự tăng giá cả hàng hoá, dịch vụ và sự mất giá của tiền tệ theo thời gian. Lạm phát mang đến nhiều tác động tiêu cực lên các mặt của đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội.
Để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước thường sẽ đưa ra chính sách tăng lãi suất chiết khấu. Hoạt động này nhằm hạn chế hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, giảm lượng cung tín dụng vào nền kinh tế.
Ngược lại, nếu có dấu hiệu giảm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất chiết khấu.
2. Lượng cung cầu tiền tệ trên thị trường
Cung tiền là thuật ngữ dùng để chỉ tổng số tiền đang lưu thông trên thị trường. Trong khi đó, cầu tiền là tổng số tiền mà các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng để mua bán, trao đổi, kinh doanh…
Nếu sự chênh lệch giữa cung và cầu lớn, ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để ổn định lại. Cụ thể:
- Nếu cung tiền quá nhiều, nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu để giảm lượng cung tiền lưu thông trên thị trường, giảm lạm phát.
- Ngược lại, nếu cầu lớn hơn cung, nhà nước sẽ điều tiết bằng cách giảm lãi suất chiết khấu để cân bằng.
Ngoài hai yếu tố trên, lãi suất chiết khấu còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ của Chính phủ, rủi ro kỳ hạn tín dụng, tình hình kinh tế – chính trị, tình hình tài chính quốc tế, chính sách tài khoá của Nhà nước,…
Kết luận
Trên đây là các thông tin liên quan đến lãi suất chiết khấu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên, mọi người đã hiểu được lãi suất chiết khấu là gì cũng như cách tính và tác động của loại lãi suất này. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>>> Có thể bạn quan tâm: